Kể từ thời Ai Cập cổ đại, người ta cũng đã thử uống dầu thầu dầu để cố gắng kích thích chuyển dạ và ngày nay một số người vẫn tiêu thụ nó cho mục đích này, mặc dù các khoa học vẫn chưa biết liệu điều này có thực sự hiệu quả hay không.
Ngày nay, dầu thầu dầu được xem là một loại dầu thực vật đa năng có nhiều đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và nhuận tràng, đồng thời mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh khác.
Vậy dầu thầu dầu là gì? Công dụng của nó đối với sức khỏe và làn da là gì? Hãy cùng Art of Scent tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nha.
Dầu thầu dầu (castor oil) là gì?
Dầu thầu dầu (tên tiếng anh là castor oil) là một loại dầu thực vật đa năng có màu vàng, được chiết xuất từ cây thầu dầu, một loài thực vật có hoa phổ biến ở các vùng phía đông trên thế giới.
Dầu castor oil được tạo ra bằng cách ép lạnh hạt của cây thầu dầu (hay còn gọi là cây Ricinus communis). Tuy hạt của cây thầu dầu chứa một loại enzyme độc hại gọi là ricin nhưng nó đã bị vô hiệu quá nhờ sự gia nhiệt trong quá trình sản xuất, mang lại tính an toàn khi chúng ta sử dụng dầu thầu dầu.
Dầu thầu dầu rất giàu axit ricinoleic, một loại axit béo có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau, giúp nó trở thành một sản phẩm chăm sóc da hữu ích.
Việc sử dụng dầu thầu dầu như một phương thuốc tự nhiên đã có từ hàng ngàn năm trước. Ở Ai Cập cổ đại, nó được sử dụng để làm dịu khô mắt và giảm táo bón. Trong nền y học cổ truyền Ấn Độ -Ayurvedic, nó đã được sử dụng để cải thiện chứng đau do viêm khớp và điều trị các bệnh về da.
Ngày nay, dầu thầu dầu được sử dụng nhiều trong ngành y học, dược phẩm và sản xuất. Nó được tìm thấy trong nhiều loại xà phòng, mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc da và tóc.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, dầu thầu dầu có thể được uống hoặc bôi tại chỗ. Một số người dùng nó như một loại thuốc nhuận tràng hoặc giúp gây chuyển dạ trong thai kỳ. Những người khác thoa dầu trực tiếp lên da và tóc vì lợi ích dưỡng ẩm của nó.
Vậy dầu thầu dầu có tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Thông tin dinh dưỡng của dầu thầu dầu
Trong một muỗng canh dầu thầu dầu chứa:
- Calo: 120
- Chất đạm: 0 gam
- Chất béo: 14 gam
- Carbohydrate: 0 gram
- Chất xơ: 0 gam
- Đường: 0 gam
Đồng thời, nó cũng rất giàu:
- Vitamin E
- Axit béo Omega-9
- Axit béo Omega-6
Hơn 90% hàm lượng axit béo của dầu thầu dầu là axit ricinoleic. Nghiên cứu cho thấy loại omega-9 này có tác dụng giảm đau và chống viêm. Khi thoa lên da có thể giúp giảm các vấn đề như đau khớp và đau bụng kinh.
Các tính chất của dầu thầu dầu castor oil
Nhiều người nghĩ rằng người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên phát hiện ra nhiều lợi ích và công dụng của dầu thầu dầu. Trên thực tế, nữ hoàng Cleopatra đã sử dụng chất lỏng màu vàng nhạt này để làm sáng lòng trắng mắt của bà. Dầu thầu dầu rất dễ sử dụng và không gây kích ứng da, khiến nó trở thành một phương thuốc tuyệt vời cho nhiều bệnh khác nhau.
Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy dầu thầu dầu có nhiều đặc tính chữa bệnh, bao gồm:
- Chống viêm.
- Chống oxy hóa.
- Kháng khuẩn.
- Kháng vi-rút.
- Làm lành vết thương.
- Giảm đau.
Những đặc tính này làm cho dầu thầu dầu có thể có lợi cho một số lĩnh vực về sức khỏe và thể chất.
Công dụng của dầu thầu dầu castor oil
Dưới đây là 7 công dụng phổ biến của dầu thầu dầu:
1. Thuốc nhuận tràng giúp giảm táo bón
Dầu thầu dầu có lẽ được biết đến nhiều nhất như một loại thuốc nhuận tràng được sử dụng để giảm táo bón thường xuyên. Nó hoạt động bằng cách gia tăng các cơn co thắt cơ đẩy phân qua ruột để loại bỏ chất thải.
Tác dụng nhuận tràng của dầu thầu dầu là do hàm lượng axit ricinoleic cao trong nó, một loại axit béo omega-9 hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.
Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt dầu thầu dầu như một loại thuốc nhuận tràng kích thích an toàn và hiệu quả, nhưng việc sử dụng dầu castor oil làm thuốc nhuận tràng đã giảm dần trong những năm qua vì đã có nhiều loại thuốc nhuận tràng hiệu quả hơn với ít tác dụng phụ hơn.
Dầu thầu dầu đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng khi đi tiêu, tạo ra phân mềm hơn và giảm bớt cảm giác đi tiêu không hết. Nó cũng có thể được sử dụng để làm sạch ruột trước khi thực hiện các thủ thuật y tế, chẳng hạn như nội soi.
Dầu thầu dầu thường hoạt động nhanh chóng như một loại thuốc nhuận tràng và tạo ra nhu động ruột trong vòng 6 đến 12 giờ sau khi uống.
2. Dưỡng ẩm da tự nhiên
Với thành phần giàu càc axit béo (chẳng hạn như axit ricinoleic), nên dầu thầu dầu có đặc tính giữ ẩm có thể giúp giữ cho làn da của bạn ngậm nước, mềm mại và khỏe mạnh. Nó cũng hoạt động như một rào cản giúp ngăn chặn sự mất nước qua lớp ngoài của da.
Do đó, các nhà sản xuất thường thêm dầu thầu dầu như một chất làm mềm vào mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, bao gồm kem dưỡng da, son dưỡng môi và đồ trang điểm,… để thúc đẩy quá trình hydrat hóa.
Dầu thầu dầu có thể được sử dụng riêng như một loại kem dưỡng ẩm, nhưng vì đặc tính của nó có kết cấu đặc, nên bạn phải pha loãng nó với một số loại dầu nền khác, chẳng hạn như dầu hạnh nhân, dầu dừa hoặc dầu jojoba trước khi thoa lên mặt và cơ thể.
Hiện tại, có rất ít nghiên cứu về lợi ích của dầu thầu dầu đối với sức khỏe của da. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng axit béo có trong dầu có thể thúc đẩy sửa chữa tế bào da, đồng thời hỗ trợ giảm sự xuất hiện của sẹo mụn, nếp nhăn.
3. Hỗ trợ điều trị mụn
Các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của dầu thầu dầu làm cho nó hữu ích trong việc giảm mụn trứng cá. Axit ricinoleic có trong dầu có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn trứng cá.
Ngoài ra, nó cũng rất giàu các axit béo khác, giúp tăng cường độ mịn màng và mềm mại, đồng thời thúc đẩy mô da phát triển khỏe mạnh, rất hữu ích trong việc phục hồi tông màu da không đều màu.
Dầu thầu dầu rất phù hợp khi sử dụng trên làn da nhạy cảm, vì nó không làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da, giúp giảm nguy cơ phát triển mụn đầu đen, đồng thời tăng độ ẩm cho da.
Đọc thêm: Dầu massage mặt tốt nhất cho làn da khỏe mạnh và sáng mịn
4. Làm sạch vi khuẩn, vi nấm
Khả năng làm sạch vi khuẩn, vi nấm này của dầu thầu dầu rất hữu ích cho những người hiện đang mang răng giả. Ví nó giúp ngăn ngừa và làm sạch mảng bám bị tích tụ trong răng giả, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho người sử dụng.
Mảng bám ở răng giả là một lớp vi khuẩn và nấm màu trắng dính thường phát triển trên răng giả. Những người đeo răng giả đặc biệt dễ bị nhiễm nấm miệng, đặc biệt là nấm Candida (nấm men), có thể dễ dàng tích tụ trên răng giả và làm tăng nguy cơ viêm miệng răng giả, một bệnh nhiễm trùng liên quan đến đau và viêm miệng.
Nghiên cứu cho thấy dầu thầu dầu có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm có thể hữu ích trong việc làm sạch răng giả. Một nghiên cứu cho thấy rằng: ngâm răng giả trong dung dịch dầu thầu dầu (tỉ lệ pha loãng 10%) trong 20 phút có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn và nấm ở miệng.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng đánh răng giả và ngâm chúng trong dung dịch dầu thầu dầu giúp giảm hiệu quả nhiễm trùng Candida ở những người mang răng giả.
5. Tác dụng chống viêm
Các nghiên cứu cho thấy axit ricinoleic của dầu thầu dầu làm giảm sưng và đau do viêm, đồng thời có thể giảm các triệu chứng viêm khớp hiệu quả hơn so với các phương pháp điều trị tại chỗ theo toa.
6. Tác dụng chữa lành vết thương
Axit béo của dầu thầu dầu là chất giữ ẩm tự nhiên cho da bằng cách ngăn ngừa sự mất nước. Tác dụng này có thể thúc đẩy làn da khỏe mạnh hơn, giảm khô và làm dịu viêm da, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
Dầu thầu dầu là một chất béo trung tính có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi rút. Nghiên cứu cho thấy rằng, khi thoa lên da, nó có thể ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm viêm, cải thiện lưu lượng máu cục bộ và loại bỏ các tế bào da bị tổn thương, tất cả đều giúp ích cho quá trình chữa lành vết thương trên da.
7. Kích thích chuyển dạ khi mang thai
Dầu thầu dầu cũng đã được sử dụng để giúp phụ nữ mang thai trong nhiều thế kỷ. Trên thực tế, một cuộc khảo sát từ năm 1999 cho thấy 93% nữ hộ sinh ở Hoa Kỳ đã sử dụng dầu thầu dầu để gây chuyển dạ.
Một nghiên cứu khác cho thấy gần 91% phụ nữ mang thai sử dụng dầu thầu dầu để kích thích chuyển dạ có thể sinh thường mà không có biến chứng.
Khi tiêu thụ bằng đường uống, dầu thầu dầu sẽ kích thích ruột, có thể gây kích ứng tử cung và gây ra các cơn co thắt, làm tăng sản xuất prostaglandin, chất béo có tác dụng giống như hormone giúp chuẩn bị mở cổ tử cung để sinh nở.
Tuy nhiên, tiêu thụ dầu thầu dầu để kích thích chuyển dạ có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Tác dụng phụ của dầu thầu dầu
Khi thoa lên da, dầu thầu dầu được coi là an toàn cho hầu hết mọi người khi sử dụng. Tuy nhiên các axit béo có trong dầu này khá mạnh, có thể gây ra rủi ro về sức khỏe, chẳng hạn như:
- Dị ứng: viêm da, sưng tấy, ngứa hoặc phát ban.
- Khó chịu về thể chất: ăn quá nhiều dầu thầu dầu có thể gây buồn nôn, chuột rút, chóng mặt và yếu cơ. Do đó, bạn không nên dùng nó khi bụng đói.
- Không tốt cho phụ nữ đang mang thai vì loại dầu này có thể kích thích chuyển dạ.
- Giảm hàng lương kali trong cơ thể xuống mức thấp khi dùng dầu thầu dầu castor oil với các thuốc lợi tiểu, corticosteroid hoặc rễ cam thảo.
- Gây ngộ độc: nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn loại dầu này.
- Tổn thương hệ tiêu hóa: Sử dụng dầu thầu dầu như thuốc nhuận tràng trong thời gian dài có thể gây hại cho hệ thống tiêu hóa của bạn và thậm chí có thể gây bất thường về điện giải hoặc mất nước.
Nếu bạn đang sử dụng dầu thầu dầu và gặp phải các phản ứng dị ứng nói trên, hãy ngay lập tức gặp các bác sĩ chuyên khoa để chữa trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: Health Benefits of Castor Oil